Chăm sóc da chuyên sâu

Bật mí cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu "chuẩn không cần chỉnh"

21.05.2020
|
Chăm sóc da chuyên sâu

Có rất nhiều loại kem dưỡng khác nhau trên thị trường với vô vàn công dụng khác nhau: kem dưỡng cấp nước, bổ sung độ ẩm, kem dưỡng làm sáng da, kem dưỡng chống lão hóa. Mỗi loại đều có chức năng và phù hợp với nhiều làn da khác nhau. Da dầu được xem là loại da khó khăn nhất trong việc lựa chọn kem dưỡng ẩm. Chọn loại nào mới không làm bí da mà vẫn cấp ẩm đầy đủ, loại nào không tốt khi da đang có mụn? Loại nào mới có thể kiểm soát dầu thừa. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ bật mí cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu "chuẩn không cần chỉnh" để các bạn cùng tham khảo nhé!

Da dầu là da như thế nào?

Da dầu, hay còn gọi là da nhờn là loại da liên tục tiết ra bã nhờn làm da trở nên bóng dầu, sờ lên thấy nhờn. Đa số người Việt Nam sở hữu làn da dầu này, tuy nhiên tùy vào mỗi người mà sở hữu da nhờn ít hay nhiều.

Hầu hết, da nhờn thường phải đối mặt với tình trạng lỗ chân lông to, mụn ẩn, mụn sưng viêm, mụn đầu đen và rất dễ bị nổi các loại mụn vì da tiết dầu liên tục gây bí tắc lỗ chân lông, khiến da dễ bị bám bụi, vi khuẩn. 

Thông thường, nhiều người sở hữu da hỗn hợp thiên dầu thường đổ dầu nhiều và thấy rõ nhất là vùng chữ T, tức là trán, dọc sống mũi và cằm. 

Da dầu và cách chăm sóc cho da dầu - Paula's choice Việt Nam

Nguyên nhân của da dầu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da dầu, da nhờn như gen di truyền, do nội tiết tố, sinh lý, khí hậu, thời tiết thay đổi, chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc thậm chí sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Da dầu là gì? 3 cách chăm sóc da dầu hiệu quả

Da dầu có cần dùng kem dưỡng ẩm không?

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có da khô, bong tróc, nứt nẻ mới cần kem dưỡng ẩm, còn da tiết ra nhờn rồi thì việc sử dụng kem dưỡng ẩm là thừa thãi và khiến da bóng dầu hơn. Thực tế là 2 khái niệm độ ẩm - lượng dầu hoàn toàn khác nhau. Mỗi một làn da đều có cả độ ẩm và lượng dầu tự nhiên, hỗ trợ nhau. Thế nhưng, khi da thiếu ẩm thì theo bản năng, da sẽ tiết da nhiều dầu hơn để tăng lớp bảo vệ da, đây là lý do khiến da đổ dầu. Nói chung, chỉ đơn giản là da đổ nhiều dầu và càng nhiều hơn khi thiếu ẩm. 

Top 11 kem dưỡng ẩm cho da dầu, da nhờn, da dầu mụn tốt nhất

Hơn nữa, khi da càng tiết nhiều bã nhờn thì da đang “cầu cứu” bạn vì nó đang báo động rằng nó bị thiếu nước. Nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước và độ ẩm cho da, thì nó sẽ “biểu tình” dữ dội và mãnh liệt hơn bằng cách tiết ra càng nhiều bã nhờn và dầu thừa hơn. Chính vì vậy, da khô cần kem dưỡng 49 thì da dầu cần kem dưỡng 50 nha, kẻ 8 lạng, người nửa cân nên không được bỏ qua đâu nhé. 

Thế nhưng, không phải kem dưỡng nào cũng phù hợp với da dầu, chính vì vậy, chúng ta nên tìm hiểu kĩ càng thành phần, công dụng, kết cấu sản phẩm trước khi quyết định mua một loại kem dưỡng nào đó. 

Thành phần nên có trong Kem dưỡng ẩm cho da dầu

Những loại kem dưỡng ẩm cho da dầu tốt thường có các chất dưới đây: 

1/ Hyaluronic Axit

Hyaluronic acid còn được gọi tắt là HA. Đây là một hoạt chất mà cơ thể có thể tự sản xuất được. HA mang lại nhiều lợi ích cho da, đặc biệt là cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.Hyaluronic Acid được biết đến là hoạt chất siêu cấp ẩm, mỗi phân tử của nó có thể trữ một lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của chính nó. 

HA được khen ngợi bởi khả năng hút nước từ không khí để cung cấp cho da, phân phối dịch chuyển độ ẩm từ môi trường ẩm sang khô và đóng vai trò lớn trong việc giữ nước, chống mất nước cho da một cách tối ưu. HA còn còn giúp phục hồi độ ẩm, duy trì làn da trẻ trung và săn chắc bằng cách củng cố hàng rào bảo vệ da, mang lại sự mềm mại, ngậm nước và dẻo dai, giúp da luôn căng bóng, mịn màng.

Ngày nay, HA trở thành một thành phần phổ biến và có mặt trong nhiều mỹ phẩm dưỡng da như huyết thanh, tinh chất serum, essence, lotion, ampoule và chứa nhiều trong kem dưỡng. 

2/ Glycerin

Glycerin có đặc tính giữ ẩm vượt trội,  có nhiệm vụ kéo nước từ lớp thứ hai của da rồi đưa nó lên lớp trên cùng. Và cũng tương tự như HA, Glycerin cũng có khả năng hút độ ẩm từ không khí vào để cung cấp cho da. 

Thành phần này cũng có vai trò lớn trong việc hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da. Nó giúp các tế bào chết của da được đào thải, giúp thanh lọc da và hỗ trợ các tế bào da được trưởng thành và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào với, tăng sản sinh collagen và elastin.

3/ Niacinamide

Niacinamide được biết đến là “cứu tinh” của da dầu, bởi hoạt chất này có khả năng kiểm soát dầu thừa, bã nhờn rất tốt. Niacinamide còn hỗ trợ làm sáng đều màu da, trị thâm sẹo do mụn để lại và là chất có mặt trong nhiều sản phẩm trị mụn đình đám nhất. 

Thành phần không nên có trong Kem dưỡng ẩm cho da dầu

Kem dưỡng ẩm cho da dầu về cơ bản không nên có 2 thành phần sau:

- Dầu: Da đã “giàu dầu” rồi thì cần gì phải thêm một loại kem dưỡng gốc dầu nữa phải không. Nếu lượng dầu quá nhiều, da sẽ bị bí tắc lỗ chân lông, chính vì vậy, hãy lưu ý chọn sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da dầu Oil-Free nha.

- Cồn: Đây là một thành phần đang gây tranh cãi, nó thường xuyên có mặt trong kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng, Toner và nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da khác nhằm hạn chế tiết dầu cho da, hỗ trợ trị mụn và giảm viêm dễ dàng. Tuy nhiên, cồn có thể làm mất đi dưỡng chất tự nhiên của da. Bạn da nhờn nên hạn chế sử dụng sản phẩm có cồn. 

Tiêu chí chọn kem dưỡng ẩm cho làn da dầu

Sau khi xác định được loại da của mình thì bạn nên nằm lòng những tiêu chí cơ bản và cần thiết nhất trước khi quyết định mua một loại kem dưỡng nào đó nha.

1/ Kiểm tra thành phần

Như đã liệt kê ở trên, bạn nên  “soi xét” kĩ lưỡng thành phần của kem dưỡng ẩm, xem có có thành phần nằm trong “danh sách đen” hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn kem dưỡng có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit glycolic, panthenol, glycerin 

Bên cạnh đó, occlusives cũng được đánh giá có khả năng cấp ẩm rất hiệu quả. Tuy nhiên, thành phần này thường rất ít xuất hiện, hoặc nếu có cũng chỉ ở cuối bảng thành phần. 

2/ Kết cấu kem dưỡng

Ngày nay, trên thị trường có nhiều kem dưỡng ẩm có texture khác nhau: dạng sữa, dạng kem đặc, dạng gel lỏng, kem lỏng.... Nhưng với da dầu mà nói, texture phù hợp nhất đó chính là dạng gel. 

Gel vẫn làm tốt nhiệm vụ cấp ẩm cho da nhưng lại có khả năng thẩm thấu nhanh hơn các loại kết cấu kem dưỡng khác. Gel còn giúp khóa ẩm và duy trì độ ẩm cho da của bạn. 

Review Kem Dưỡng ẩm Neutrogena Hydro Boost Water Gel có tốt không】

3/ Kem dưỡng có chứa thành phần chống nắng

Để tối giản các bước dưỡng da, thay vì chúng ta sử dụng một loại kem dưỡng sau đó thoa kem chống nắng khiến da dễ bị bí tắc lỗ chân lông hay nặng mặt thì chúng ta nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có chứa thành phần chống nắng. Sẽ thật là tiện lợi biết bao với hai chức năng trong một loại kem dưỡng ẩm đúng không nào?

Hiện nay, rất nhiều các thương hiệu tên tuổi đã tích hợp thành phần chống nắng vào kem dưỡng có chỉ số SPF vừa có tác dụng cấp ẩm cho da, vừa bảo vệ da trước tác hại của tia UV và các gốc Oxy-hóa có trong không khí gây tác động xấu lên da.

4/ Giá thành của sản phẩm

Ngoài chất lượng sản phẩm ra thì chúng ta cũng nên lưu ý giá thành của sản phẩm. Chúng ta nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền và nhu cầu của bản thân để có thể chăm sóc da dễ dàng và lâu dài hơn. Không phải cứ là mỹ phẩm đắt tiền, hàng high-end mới tốt mà vẫn có những sản phẩm bình dân có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm đẹp của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không nên chọn các sản phẩm có giá thành quá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đơn vị sản xuất để tránh các tình huống xấu nhất xảy ra nhé.

Hướng dẫn cách sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu

Sau khi đã chọn được kem dưỡng ẩm phù hợp thì việc sử dụng đúng cách sẽ quyết định 50% hiệu quả trên làn da của bạn. Chúng mình đề xuất các bước dưỡng da như sau:

Bước 1: Tẩy trang cho da bằng các sản phẩm tẩy trang chuyên dụng như nước tẩy trang, dầu tẩy trang, sáp tẩy trang, kem tẩy trang. Bước tẩy trang giúp tẩy sạch lớp trang điểm, bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn trên bề mặt da.

Cách chăm sóc da nhờn và da dầu - Học viện sắc đẹp - Queen

Tham khảo: Tẩy trang

Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt để lấy đi lượng dầu thừa và bụi bẩn còn sót lại trên da và lỗ chân lông

3 sai lầm khi lầm khi làm sạch da mặt

Tham khảo: Sữa rửa mặt cho da dầu

Bước 3: Cân bằng ẩm cho da bằng toner để da ẩm mịn, tránh tình trạng khô căng sau khi rửa mặt

Tham khảo: Toner - Nước hoa hồng

Bước 4: Sử dụng serum dưỡng, bạn có thể sử dụng serum tùy theo nhu cầu và tình trạng da của bạn.

Tham khảo: Serum

Bước 5: Lấy một lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm ra tay. Chấm 5 điểm lên mặt: trán, 2 má, mũi và cằm rồi dùng tay mát-xa nhẹ nhàng cho kem dưỡng phân tán đều trên da. Dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ, ấn ép cho dưỡng ẩm thấm sâu vào da, nuôi dưỡng làn da suốt đêm.

Top kem dưỡng trắng da mặt giá rẻ tốt an toàn hiệu quả nhất hiện ...

Tham khảo: Kem dưỡng ẩm cho da dầu

Lưu ý: 

- Bạn nên tẩy da chết cho da thường xuyên (thường với tần suất 1 đến 2 lần 1 tuần để da có thể sạch mịn nhất, lỗ chân lông đc thông thoáng và da có thể đào thải hết độc tố, vi khuẩn nằm ẩn sâu dưới bề mặt da. Không những thế còn tạo ra môi trường lý tưởng cho các tế bào mới hình thành và phát triển.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể đắp mặt nạ đất sét hàng tuần. Mặt nạ đất sét có công dụng rất lớn trong việc kiểm soát tiết dầu trên da, giúp đẩy mụn ẩn, làm sạch lỗ chân lông. Từ đó hỗ trợ điều trị các loại mụn viêm, mụn bọc, mụn sưng.

- Một điều quan trọng nữa mà các bạn không thể bỏ qua đó chính là bắt buộc thoa kem chống nắng mỗi ngày.

Tham khảo: Kem chống nắng

 

Vậy là bí mật cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu “chuẩn không cần chỉnh” đã được bật mí. Hi vọng qua bài viết này, bạn phần nào hiểu hơn về làn da của mình và tìm được sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp cho làn da nhé. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe và đẹp.


 

Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm. Liên hệ với chúng tôi ngay!

Chat với đội ngũ chăm sóc
Share:

Các bài viết khác

zalo