Chăm sóc da chuyên sâu

Peel da sinh học và 1001 điều bạn cần thuộc như lòng bàn tay để không phải hối hận

16.06.2020
|
Chăm sóc da chuyên sâu

Ngày nay, peel da sinh học đang là phương pháp làm đẹp hot nhất trong cộng đồng các tín đồ mê skincare. Phương pháp này là gì? Thực hiện như thế nào? Có nên peel da sinh học hay không? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Peel da sinh học là gì?

Peel da sinh học hay còn được gọi là Chemical Peel, là một phương pháp làm đẹp sử dụng các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên tác động mạnh lên bề mặt da nhằm tẩy tế bào da chết, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn và dầu thừa trên da. Peel da đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích da sản sinh tế bào mới khỏe mạnh, sáng mịn hơn.  

Peel da là gì? Có nên Peel da hay không? | O2 Skin

Tại sao phải Peel da?

Mỗi con người chúng ta theo chu kì sinh học thì các tế bào da cũ, lớp sừng già hư tổn sẽ được thay thế và làm mới sau mỗi 28 ngày. Khi tuổi càng lớn thì quá trình này sẽ kéo dài ra và hiệu quả thấp hơn, do đó da dần xuất hiện cái dấu hiệu lão hóa như chùng nhão, chảy xệ. Do đó, bản chất của Peel da chính là sử dụng các hoạt chất acid thiên nhiên thúc đẩy quá trình thay da và tái tạo tế bào da mới.  

Công dụng của Peel da?

Bên cạnh thúc đẩy quá trình thay da mới, tẩy da chết và chống lão hóa thì Peel da còn có những công dụng đáng kể sau đây

- Đẩy nhanh mụn ẩn, gom cồi mụn, diệt nhanh các loại mụn bọc, mụn sưng viêm, mụn mủ.

- Làm trẻ hóa da, đồng thời khắc phục làn da bị hư tổn.

- Cải thiện làm đều màu da, dưỡng da trắng sáng.

- Hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang, đốm nâu, hắc sắc tố trên da hiệu quả.

Peel da là gì? Có nên Peel da hay không?

Các hoạt chất thường dùng trong Peel da?

- Alpha Hydroxy Acid (AHA): Là nhóm Axit gốc nước được chiết xuất từ thiên nhiên. AHA có ở nhiều dạng khác nhau, điển hình là Glycolic Acid được chiết xuất từ mía đường, Lactic Acid được chiết xuất từ sữa chua, Citric Acid được chiết xuất từ các loại quả thuộc họ cam quyets, Malic Acid có nhiều trong táo, Tartaric Acid có mặt ở quả nho. AHA có tác dụng tẩy da chết bề mặt, chống lão hóa, làm mờ  thâm nám tàn nhang…

- Salicylic Acid (BHA): BHA là một Axit gốc dầu giải quyết các vấn đề liên quan đến lỗ chân lông. BHA giúp tầy tế bào chết và dầu thừa, vi khuẩn, bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông, trực tiếp đẩy nhân mụn ẩn và điều trị các loại mụn viêm, mụn sưng, mụn bọc,.. đồng thời ngăn ngừa chúng trở lại. Ngoài ra, BHA còn có tác dụng làm thông thoáng và se khít lỗ chân lông hiệu quả.

- Tricloacetic Acid (TCA): Có tác dụng tái tạo cấu trúc da mới, giúp trẻ hóa da, cải thiện nếp nhăn và sắc tố da.

- Retinol: Là một dẫn xuất Vitamin A, có tác dụng lớn trong việc điều trị mụn và chống lão hóa

Peel da có bao nhiêu cấp độ?

Peel da sinh học có ba cấp độ: peel nông, peel trung, peel sâu

Peeling là gì? Tác dụng thần thánh trong việc tái tạo da, trị mụn

1/ Peel nông

- Là cấp độ Peel da nhẹ nhất, tác động vào lớp trên cùng của biểu bì

- Không gây đau và tổn thương da 

- Cho hiệu quả thấp 

2/ Peel trung

- Tác động lên lớp sâu nhất của biểu bì. 

- Là cấp độ có tác dụng làm trắng da nhanh chóng và hiệu quả nhất.

3/ Peel sâu

- Tác động sâu vào tầng hạ bì của da.

- Có tác dụng điều trị nhiều vấn đề như: lỗ chân lông to, vết nhăn, mụn, vết thâm, làm trắng da,...

- Không phù hợp với làn da quá nhạy cảm, dễ kích ứng 

Các trường hợp nên, không nên thực hiện Peel da?

Nên

- Da mụn: Mụn ẩn, mụn bọc, mụn sưng, mụn đầu đen,....

- Da nhiều dầu thừa, bã nhờn lỗ chân lông to.

- Da nhiều hắc sắc tố như Nám, sạm, sẹo thâm, tàn nhang

- Da không đều màu, cháy nắng.

- Da lão hóa

Không nên

- Người có làn da bị nhiễm khuẩn, có vết bỏng hoặc vết thương hở,

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Người đang dùng Acnotin trong vòng 6 tháng.

- Người đang bị các bệnh về da như như: vẩy nến, chàm, viêm da, trứng cá đỏ.

- Người đang sử dụng các sản phẩm chứa Vitamin C, các axit khác 

Chemical Peel- Lột Da Hóa Học Liệu Có Nên Thử?

Cách chăm sóc da sau Peel da sinh học

- Tránh nắng: Sau khi peel da thì làn da còn khá non yếu, nếu tiếp xúc liền với anh nắng thì lớp da non dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ tia UVA, UVB từ anh nắng mặt trời. Điều này không những làm phản tác dụng của peel da mà còn khiến da bị tổn thương trầm trọng. 

- Tuyệt đối không cạy, gỡ mài: Nhiều người có thói quen cạy, gỡ mài sau khi peel. Đây là thói quen cực kì sai lầm và để lại nhiều hậu quả xấu. Khi lớp da chưa bong tróc mà bạn có thao tác cạy, gỡ mài vô tình làm giảm sức đề kháng của da. 

- Sử dụng nước muối để làm sạch da mặt thay cho sữa rửa mặt

- Hạn chế tối đa trang điểm: Nên hạn chế trang điểm bởi lúc này da cần có bề mặt thông thoáng nhất. Trang điểm nhiều là tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn.

- Tăng cường dưỡng ẩm cho da: Làn da mới sau khi peel cần được cung cấp đầy đủ ẩm và lượng nước cần thiết để tái tạo tế bào.  

phục hồi da sau peel, 4 cách phục hồi da sau peel , cách phục hồi da

Peel da sinh học là phương pháp làm đẹp nâng cao, các bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức trước khi thực hiện. Nếu như bạn cần tư vấn thêm về các phương pháp chăm sóc da cũng như tìm hiểu về các sản phẩm Skincare, Makeup thì đừng ngại ngần liên hệ với herskincare.vn bất cứ lúc nào.

Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm. Liên hệ với chúng tôi ngay!

Chat với đội ngũ chăm sóc
Share:

Các bài viết khác

zalo